Một số thảo mộc để sản xuất Hương Tâm Linh


MỘC HƯƠNG

Tên khác: mộc hươngVị thuốc Mộc hương còn gọi Ngũ Mộc hương (Đồ Kinh), Nam mộc hương (Bản Thảo Cương Mục), Tây mộc hương, Bắc mộc hương, Thổ mộc hương, Thanh mộc hương, Ngũ hương, Nhất căn thảo, Đại thông lục, Mộc hương thần (Hòa Hán Dược Khảo), Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Xuyên mộc hương, Ổi mộc hương (Đông Dược Học Thiết Yếu).Tác dụng: mộc hương+ Trừ độc dịch, trị tà khí (Bản kinh).+ Tả lãnh khí ủng trệ ở vùng ngực (Bản Thảo Diễn Nghĩa).+ Tán trệ khí, điều chư khí, hòa vị khí, tả phế khí (Trân Châu Nang).+ Hành Can kinh (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).+ Hành khí, chỉ thống, điều khí trệ ở trường vị, kiện tỳ, ngừa trệ (Trung Dược Học).+ Hành khí, chỉ thống, ôn trung, hòa vị (Trung Dược Đại Từ Điển).+ Kiện vị, điều hòa khí, giải hàn, chỉ thống (Đông Dược Học Thiết Yếu).+ Hành khí, chỉ thống, kiện vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).Chủ trị: mộc hương+ Trị ngực bụng đầy trướng, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, lỵ, đau do sán khí, phù thũng (Đông Dược Học Thiết Yếu).+ Âm hư, táo nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).


Mô Tả:Cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể đến 5cm, vỏ ngoài mầu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm, cuống dài 20 – 30cm, có rìa. Mép lá nguyên và hơi lượn sóng, 2 mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh, nhưng càng lên trên lá càng nhỏ dần. Mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hoặc có khi như ôm lấy thân cây. Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong, mầu nâu nhạt, có những đốm mầu tím.Mùa hoa vào các tháng 7-9. Mùa quả tháng 8 – 10.Đa số trồng ở Vân Nam (Trung Quốc – Vì vậy mới gọi là Vân Mộc hương).Thu hái, Sơ chế:Về mùa đông, sau khi đào lên, rửa sạch đất, rễ tơ và thân lá, cắt thành những khúc ngắn 6,6 – 13,3cm. Loại thô to, rỗng ruột thì chẻ dọc thành 2-4 miếng, phơi khô, bỏ vỏ ngoài là được.


HOÀNG LIÊN


Tên khác:Vị thuốc Hoàng liên, còn có tên Vương liên (Bản Kinh), Chi liên (Dược Tính Luận), Thủy liên Danh vậng, Vận liên, Thượng thảo, Đống liên, Tỉnh Hoàng liên, Trích đởm chi (Hoà Hán Dược Khảo), Xuyên Hoàng liên. Tiểu xuyên tiêu, Xuyên nhã liên, Xuyên liên, Thượng xuyên liên, Nhã liên, Cổ dũng liên, Chân xuyên liên.Tên gọi:Vị này có rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại, có màu vàng nên gọi là Hoàng liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Tác dụng:+ Sát tiểu nhi cam trùng, trấn Can, khứ nhiệt độc (Dược Tính Luận).+ Tả Tâm hỏa, trừ thấp nhiệt ở Tỳ Vị (Y Học Khải Nguyên).+ An Tâm, chỉ mộng di (tinh), định cuồng táo (Bản Thảo Tân Biên).+ Giải độc Khinh phấn (Bản Thảo Cương Mục).+ Tả hỏa, táo thấp, giải độc, sát trùng (Trung Dược Đại Từ Điển).Cây thảo sống lâu năm, cao độ 30cm. Lá mọc so le, có cuống dài, mọc từ thân rễ trở lên. Phiến lá gồm 3-5 lá chét. Mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy, mép có răng cưa to. Thân rễ hình trụ, nhiều rễ con, màu nâu vàng nhạt, có hình dáng chân gà nên còn gọi là “Hoàng liên chân gà”, chỗ bẻ màu vàng, vị đắng. Hoa màu trắng, mọc ở ngọn cán hoa. Quả gồm nhiều đài, khi chín màu vàng. Hạt màu nâu đen. Ra hoa tháng 10-2 năm sau. Hoàng liên lấy thân, niên túc (cứ mỗi năm đầu rễ sinh ra một đốt, đầy bốn năm thì gọi là niên túc),Cây hoang ở vùng núi cao trên 1.500m. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở trên dẫy Hoàng liên Sơn rất nhiều. Thường trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân.Thu hái, sơ chế:Thu hái vào tháng 10-12, thời vụ thu hoạch thích hợp nhất là vào tháng 11 trước tiết Lập đông, thường dùng loại 2-3 năm hoặc hơn. Lúc này rễ Hoàng liên đã chắc nặng, chứa ít nước, tỉ lệ khô cao. Khi sấy khô nên dùng buồng sấy, sấy khô xong, muốn làm sạch rễ con, làm đất và cuống lá cần phải cho vào ống xóc. Ống xóc là một dụng cụ đan bằng tre, có thể làm to hoặc nhỏ. Trước tiên cho Hoàng liên vào ống, đậy nắp lại, nếu ống nhỏ thì hai người cầm hai đầu ống đu đưa, làm cho Hoàng liên bên trong cọ sát vào nhau, khiến các rễ con, cuống lá, bùn đất bị rụng ra, thì thu được Hoàng liên sạch sẽ, đẹp, phẩm chất cao. Xóc xong, đổ tất cả ra sàng, đầu tiên dùng sàng mắt to sàng lấy Hoàng liên, sau đó dùng sàng mắt nhỏ, sàng bỏ đất cát đi, òn cuống lá lấy về, cũng xếp ngay ngắn thành các bó nhỏ, chặt thành đoạn ngắn 1,5cm, phơi khô

Cam thảo 


Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.Thuộc họ cánh bướm FabaceaeCam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âuTên cam thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.A. Mô tả câyCam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.B. Tác dụng dược lý1. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.2. Tác dụng như coctisonCam thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.
SÀI HỒ

Tên khác: Sài hồVị thuốc Sài hồ còn gọi Bắc sài hồ, sà diệp sài hồ, trúc diệp sài hồTác dụng: Sài hồPhát biểu hòa lý, thóai nhiệt thăng dương, giải uất, điều kinhChủ trị: Sài hồDùng chữa sốt rét, nhức đầu chóng mặt, sốt thương hàn, kinh nguyệt không đều,Hàn nhiệt vãng lai, ngực sường đầy tức, miệng đắng tai ù,

Quả Trấp


Tên :Vị thuốc Chỉ sác còn gọi Trái gìa của quả Trấp, Đường quất.Chỉ xác, Nô lệ, Thương xác, Đổng đình nô lệ 

Tác Dụng Dược Lý:. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng hoists áp do thành phần chủ yếu là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương nơi chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận, nhưng máu của động mạch đùi lại giảm (Trung Dược Học).+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng đối với chó đã được gây rò dạ dày và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và dạ dày tăng. Đó cũng là cơ sở dược lý của thuốc dùng để trị chứng dạ dày sa xuống, dạ dày gĩan, lòi dom, sa trực trường... Kết quả thực nghiệm cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt, vừa có thể hưng phấn làm tăng nhu động ruột, do trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt (Trung Dược Học).+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hoặc chưa có thai, cô lập hoặc không, nhưng đối với tử cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế.tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc phù hợp với kết quả điều trị chứng tử cung sa có kết quả trên lâm sàng (Trung Dược Học).

Tính vị:+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).+ Vị đắng, cay (Dược Tính Bản Thảo).+ Vị đắng, tính hơi hàn (Trung Dược Học).+ Vị đắng, tính hơi lạnh. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh:+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Kinh Sơ).+ Vào kinh Tâm Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược tính Giải).+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).Thành phần hóa học:+ Hesperidin, Neohesperidin, Naringin (R F Albach và cộng sự, Phytochemistry 1969, 8 (1): 127).+ Synephrine, N-Methyltyramine (Hà Triều Thanh, Trung Dược Chí 1981, 12 (8): 345).+ Vỏ quả chứa chất dầu 0,469%, trong đó có a-Pinene, Limonene, Camphene, g-Terpinene, p-Cymene, Caryophyllene (Nobile Luciano và cộng sự, C A 1969, 70: 31620b)

NHỤC QUẾ
1. Tên dược: Cortex cinnamomi.
2. Tên thực vật: cinamomum cassia presl.
3. Tên thường gọi: nhục quế.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: thân được cắt vào thời kỳ nóng nhất, loại bỏ vỏ khi bắt đầu vào thu, phơi khô dưới nắng và cắt thành lát mỏng.
5. Tính vị: cay, ngọt và tính nóng.
6. Qui kinh: thận, tỳ, tâm và can.
7. Công năng: trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông.


Latest
Previous
Next Post »